Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Hạn chế tối đa xét xử oan sai http://www76.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/929/han-che-toi-da-xet-xu-oan-sai.html

Cơ chế đặc biệt nào để xử lý những vụ án oan sai là vấn đề mà các ĐBQH tập trung thảo luận trong phiên họp sáng nay (25/11) về dự án Luật Tố tụng dân sự.
Ngay Chánh án Toà án nhân dân tối cao Trương Hoà Bình cũng khẳng định, nếu cứ để thực trạng hiện nay thì không bảo vệ được quyền công dân. Do đó phải có cơ chế sửa sai của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Ông Trương Hoà Bình cho hay, có 4 chủ thể được quyền yêu cầu kiến nghị xem xét các bản án oan sai là Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị với Chánh án, Viện trưởng đề nghị Chánh án, Chánh án tự mình nếu thấy sai đề nghị với hội đồng.
Theo ĐB Phan Trung Lý (Nghệ An) trong tố tụng và công lý phải có điểm dừng.
"Còn nếu như chúng ta không có điểm dừng, không qui định điểm dừng cụ thể này thì sẽ mất lòng tin của nhân dân, lòng tin của xã hội đối với bản án quyết định của tòa án đối với công lý, đối với ngành tư pháp nói chung".
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phân tích, lâu nay vẫn tồn tại 2 quan điểm: Một là việc đến đâu cũng phải dừng chứ không thể kéo dài mãi, cho nên đến Hội đồng thẩm phán là phải kết thúc dù việc đó là sai. Quan điểm thứ hai là đã có sai là phải có sửa.
"Trong chế độ chúng ta không thể thấy việc rõ ràng sai, thiệt hại cho công dân mà lại bảo đến đó là dừng. Lần này chúng ta quyết định chấp nhận quan điểm thứ hai tức là có sai thì phải sửa, cho nên dù đó là quyết định của Hội đồng thẩm phán, nhưng nếu sai thì phải sửa. Nhiều năm nghiên cứu, lần này chúng ta quyết định tìm ra cơ chế này là hợp lý", ông Vượng nói.
Tuy nhiên, Luật nên thiết kế "chặt" hơn theo hướng, chỉ có trường hợp Ủy ban Thường vụ QH hoặc Ủy ban tư pháp giám sát thấy có vấn đề sai thì lúc đó mới tiến hành việc Tòa án nhân dân tối cao sẽ xem xét lại.
Theo ĐB Trần Đình Nhã (Bà Rịa - Vũng Tàu), vì đây là cơ chế đặc biệt nên rất hạn chế những người có quyền yêu cầu kiến nghị.
Ông Nhã cho hay, không nên mở rộng thành 4 nguồn, tức là không nên mở rộng cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nữa, như vậy tôi nghĩ là tràn lan làm khổ cho những người này, bởi vì khi có thông tin này rồi thì rất nhiều bản án Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì chắc sẽ được khiếu nại bằng nhiều nguồn khác nhau, gây ra tình trạng lộn xộn.
Nên chăng, bản án chỉ xem xét lại trong trường hợp có đề nghị theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội và theo kiến nghị của Ủy ban tư pháp.
Dự án luật sẽ tiếp tục được hoàn chỉnh, tiếp thu và thông qua vào kỳ họp QH năm sau.
  • Ngọc Lê
ĐB Nguyễn Đăng Trừng. Ảnh LAD
Nhiều vụ án, mặc dù Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử rồi, nhưng dư luận không đồng tình, các cơ quan giám sát, các cơ quan có trách nhiệm, công dân nói đều "kêu" oan. Bản thân Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng thừa nhận đó là oan, sai. Vì vậy, đến lúc phải có cơ chế đặc biệt sửa sai.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

DÂN CHỦ: Vài chuyện nhỏ chung quanh một vấn đề lớn - Bài này quá hay và đúng! Rất khách quan.

-http://boxitvn.blogspot.com/2010/11/dan-chu-vai-chuyen-nho-chung-quanh-mot.html

H Cương Quyết, André Menras, Công dân Việt Nam - một đảng viên cộng sản chân chính!
image Tôi rất tâm đắc với bài viết của ông Lê Hiếu Đằng đăng trên mạng BVN ngày 15 tháng 11. Phải nói là, ngoại trừ một vài điều tiểu dị, từ lâu tôi đã chia sẻ quan điểm của bài viết.
Vụ Cù Huy Hà Vũ, đáng buồn thay, chứng tỏ các cơ quan an ninh theo dõi rất kỹ các trang mạng Bauxite Việt Nam và sử dụng những trang mạng để quy chụp nhân danh điều thứ 88 Bộ luật hình sự. Vì thế, trước khi vào đề, tôi xin nói rõ vài điều. Tôi không có ý khiêu khích các thế lực đáng ngại của “lề phải” chính trị - xã hội, song tôi cũng không muốn các vị ấy không biết tôi nhận định ra sao về tình hình Việt Nam như tôi đang trải nghiệm. Nói lên những lo âu của mình, tôi nghĩ đó là một bổn phận. Tôi xin làm điều đó, một cách an nhiên, trong tư thế độc lập về chính trị, tinh thần và tài chính. Tôi không nằm trong một mạng lưới quan hệ nào, cũng không nuôi dưỡng tham vọng gì trong một việc làm chỉ có thể gây ra phiền nhiễu, làm sứt mẻ tình cảm của những nhà lãnh đạo mà riêng tôi rất quý mến, thậm chí có thể nguy hại cho tôi và bạn bè của tôi. Giữ im lặng, tôi có thể giữ được sự đánh giá tốt của giới quan phương, có lẽ cả những tiện nghi vật chất nữa. Nhưng nhìn lại quá khứ, tôi không thể không lên tiếng.

Một điều bức thiết
Tôi xin nói thẳng: ở thời điểm hiện nay, đất nước Việt Nam không thể phát triển mà vẫn đóng cửa đối với dân chủ, khóa chặt các quyền tự do tập thể và cá nhân. Làm sao có thể đổi mới một xã hội nếu ta bóp nghẹt mọi động thái, mọi sáng kiến chủ động không xuất phát từ nhóm lãnh đạo, nếu ta trấn áp mọi phê bình, làm như đó là âm mưu của kẻ địch (một kẻ địch hơi khó xác định)? Đi theo định hướng đó là tự dành cho riêng mình quyền quyết định mà không có sự kiểm soát của người khác trên những sự chọn lựa quan yếu nhất, ảnh hưởng tới nhân dân trong hiện tại và các thế hệ tương lai. Nói không ngoa, điều đó khác nào chiếm đoạt di sản của toàn dân, biến nhân dân thành một thứ con tin. Thậm chí có thể dẫn tới bán rẻ nền độc lập, hơn thế nữa hủy hoại cả bản sắc dân tộc. Chắc chắn như vậy sẽ đưa đất nước vào một tình thế khốn đốn, một thảm họa văn hóa và tinh thần ghê gớm hơn cả sự cùng khổ vật chất. Vâng, tình hình hiện nay thật khẩn cấp: sự vận hành của chính thể Việt Nam cần phải mở cửa cho dân chủ chính trị, xã hội và kinh tế.
Không ngại đi ra ngoài đề, vấn đề dân chủ cốt tử mà nhiều khía cạnh đã được nêu ra ngày càng thường xuyên và thẳng thắn ở Quốc hội, cũng như trong giới trí thức, tại các xí nghiệp cũng như trên đồng ruộng, ngoài đường phố cũng như trong nội bộ hàng ngũ ĐCSVN làm cho tôi nghĩ tới một trải nghiệm cá nhân, khiến cho tôi càng tâm đắc với câu nói của ông Lê Hiếu Đằng: “Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước”.
Cái xô nước
Tháng mười năm 1973, vừa mới thoát khỏi ngục tù của chế độ Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tôi được mời làm đại biểu tham gia Đại hội hòa bình thế giới ở Moskva. Nhiệm vụ của tôi là làm chứng tại Tiểu ban các quyền con người về số phận các đồng chí Việt Nam vẫn còn bị cầm tù, vi phạm Hiệp định Paris về Việt Nam. Đó là thời kỳ mà ở Moskva cũng như ở mọi nơi trên đất nước Liên Xô rộng lớn mênh mông, người ta hay phát tán những chuyện tiếu lâm, ngay các đảng viên cũng ưa kể:
“Một cậu bé trở về nhà sau tiết học chính trị ở trường. Cậu hỏi cha mình: “Ba ơi, Tập trung dân chủ là gì, Ba giải thích giùm con đi Ba.” Người cha bối rối không biết nói thế nào cho con hiểu, vì thế ông phải nhờ đến tiết mục giáo dục trực quan. Ông trả lời con trai: “Con à, tập trung dân chủ có nghĩa là Tập trung và Dân chủ. Trước hết, Ba sẽ giải thích cho con hiểu thế nào là Tập trung nhé ”. Ông bảo con đi múc một xô nước đầy. “Nào, con đứng ngay dưới chân cầu thang và nhìn Ba nhé”. Rồi ông xách xô nước bước lên cầu thang. Khi đến tầng một, ông gọi con: “Nhìn Ba cho kỹ nè, không được nhúc nhích nghe chưa!”. “Vâng, thưa Ba”. Rồi ông bố ụp cả xô nước xuống đầu thằng bé và nói: “Đó, tập trung là như vậy đó con!”. Thằng bé vừa ướt từ đầu đến chân vừa bị sốc. Vài giây sau hoàn hồn trở lại, nó hỏi cha: “Còn Dân chủ thì như thế nào hả Ba?”. Cha nó đáp: “Lấy cái xô xách cho Ba xô nước nữa, rồi đứng dưới chân cầu thang chờ Ba. Con sẵn sàng chưa? Đã hứng nước đầy xô chưa?”- “Rồi, thưa Ba”. “Nhìn Ba cho kỹ nè. Con có thấy Ba đứng trên cao không?” “Dạ có, thưa Ba”.- “Nào, bây giờ thì con xối nước lên người Ba đi!”. Thằng bé cố hắt nước lên cao bằng mọi cách, nhưng bao nhiêu nước hắt lên đều rơi ngược xuống người nó. Nó lại ướt như chuột lột, nhưng giờ thì nó đã hiểu rất thấu suốt bài học chính trị ở trường. Tập trung dân chủ là như vậy đó: người ở dưới bao giờ cũng lãnh đủ!”.
Câu chuyện tiếu lâm ấy, người phiên dịch hồi ấy đã kể lại cho tôi nghe, nửa cười nửa mếu, một hình thức mỉa mai đề kháng làm cho tôi nhớ tới thái độ tương tự của một số nhà báo Sài Gòn đối lập với chế độ độc tài tàn ác của Nguyễn Văn Thiệu: chế nhạo thân phận hẩm hiu của mình, lên án chế độ mà không phải gọi tên chỉ mặt ai cả.
Tập trung hóa dân chủ hay dân chủ hóa tập trung?
Tất nhiên, tình hình Việt Nam hiện nay khác lắm. Tôi không có ý so sánh, mặc dầu tôi bắt đầu nghe kể những chuyện tiếu lâm tương tự. Bởi vì nội dung dân chủ vẫn là vấn đề đặt ra, và nước “Việt Nam ở dưới” đã “lãnh đủ” quá nhiều rồi, hất hết xô nước này đến xô nước khác, mà vẫn “vũ như cẫn”, trong khi giếng nước đang cạn dần. Tình hình bức xúc đến mức mà ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo, đã giải thích như sau cho một nhà báo Sài Gòn giải phóng (ngày 03.11.2010) về khái niệm dân chủ tập trung: “Tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ công tác tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của Đảng, là căn cứ phân biệt Đảng Cộng sản chân chính với các đảng khác.” Ông còn nói thêm: “Trong hoạt động tư tưởng - lý luận của Đảng, có lúc, có nơi thực hiện chưa đúng giữa tự do tư tưởng với nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm nguyên tắc này. Những biểu hiện đó trái với bản chất của Đảng.”
Vai trò lãnh đạo của Đảng
Đôi khi phép biện chứng cũng là một nguyên lí nhờ đó những con mèo chính trị ở mọi nước khi rơi từ trên cao xuống, bao giờ cũng chạm chân vào mặt đất. Báo Quân đội Nhân dân (07.11.2010) giải thích bằng một câu xanh rờn: “… đảng tiến bộ và cách mạng lãnh đạo thì xã hội ổn định, đất nước phát triển, trong khó khăn vẫn tìm được lối thoát cho cả dân tộc; ngược lại, nếu đảng hỏng, đảng sai lầm thì đất nước lầm than, tao loạn.” (Có nên xét kỹ cái tình huống “ngược lại” này không khi ta nghiên cứu những dự án hoành tráng như bauxite, đường sắt cao tốc, và những cuộc phá sản hoành tráng không kém như vụ Vinashin, với những hệ luận không thể trốn tránh về trách nhiệm cá nhân ở cấp cao nhất?).
Bất luận thế nào, sơ đồ “tập trung dân chủ” dựa trên trí tuệ vô cùng và quyền hành vô hạn của một nhóm nhỏ: nhân dân (như người ta vẫn thường nói, “rất tốt”) đầy tin tưởng hay chưa đủ trưởng thành (“dân trí ta còn thấp” mà), đặt số phận của mình trong bàn tay của Đảng, với hi vọng là đảng sẽ là người lãnh đạo anh minh, nếu không thì mình tiếp tục lãnh đủ xô nước, và lãnh đạo vẫn khô ráo, yên tâm tiếp tục lãnh đạo. Song gần đây, một hiện tượng mới đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam: những cán bộ cộng sản có tinh thần trách nhiệm và sáng suốt đến “gõ” vào cánh cửa bụi bặm của chủ nghĩa tập trung với những phản biện dân chủ cơ bản và thực chất. Thí dụ như đại biểu Quốc hội Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đề nghị nên chăng áp dụng nguyên tắc “dân chủ tập trung” thay vì “tập trung dân chủ”, và nói thêm: “… chỉ dựa vào cái tập trung thì không sáng tạo, rất dễ dẫn đến áp đặt, và thực tế đã chứng minh nhiều sự áp đặt thất bại”. Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) và đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam) gián tiếp đụng tới điều 4 Hiến pháp về ưu quyền tuyệt đối của ĐCS trên đời sống của toàn bộ xã hội: “Đến bao giờ Đảng thôi làm thay nhà nước?”. Ông mô tả cơ chế ấy như sau: “… đã là ý tưởng do bí thư đưa ra thì cứ thế mà thực hiện, dẫn đến tình trạng lãnh đạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Vai trò lãnh đạo là cái gì phải tạo dựng, thử thách, xác định qua công việc, từng ngày. Trong suốt cuộc đấu tranh cam go chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, rõ ràng là ĐCS đã tỏ ra xứng đáng với vai trò lãnh đạo của mình. Thế thì tại sao, ba mươi lăm năm sau ngày giải phóng và thống nhất đất nước, lại phải sắc dụ vai trò lãnh đạo ấy như một thứ ưu quyền thừa hưởng từ quá khứ, cho dù đó là quá khứ vinh quang tới đâu?
Bóng ma âm mưu kẻ địch bên ngoài
Trong cuộc vận động xã hội đang rõ nét, xu hướng bảo thủ co cụm thường mang bóng ma âm mưu kẻ địch bên ngoài lợi dụng dân chủ ra hù dọa. Lời hù dọa ấy ngày càng mất hiệu quả thuyết phục nếu muốn nói tới các nước tư bản vì một khi hội nhập vào kinh tế thị trường, Việt Nam ngày càng gắn kết với các nước ấy. Nhất là khi giới kinh doanh bản địa đôi khi còn “hăng hái” hơn cả những nước tư bản. Mặt khác, hàng tỉ đô la viện trợ quốc tế hàng năm được mời gọi và được đưa tới Việt Nam cho thấy con đường tiền bạc thường rất lãnh cảm đối với những quan tâm về dân chủ. Đứng trước lợi nhuận, tư bản không biết phức tâm, bứt rứt là gì. Lô gic của nó là tích lũy cho nhanh cho nhiều. Mục đích của nó không phải là lật đổ những chế độ chấp nhận lô gic ấy. Cũng như mafia, nó cần có sự ổn định, bất luận với giá nào: “Business, do not disturb” (Chúng tôi đang bận làm ăn, xin đừng quấy rầy).
Nếu có âm mưu từ bên ngoài, phải nói là nguy cơ thực sự là từ phương Bắc, với sức ép chạy đua trong cuộc đàn áp dân chủ. Những sự việc diễn ra gần đây cho thấy Bắc Kinh muốn dạy cho lãnh đạo Việt Nam những bài học về việc kiểm soát chặt chẽ cái mà một nhật báo Trung Quốc gọi là “đám phản biện”. Đi theo con đường Bắc Kinh thúc ép là tự cô lập và cách nhanh nhất để tạo ra mất ổn định. Con đường ấy sẽ gây ra sự phân hóa, chia rẽ, tạo thời cơ thuận lợi cho những cuộc xâm lược. Không! Những tiếng nói dân chủ hiện nay – phần nổi của tảng băng sơn xã hội – không xuất phát từ bên ngoài, mà chủ yếu từ bên trong. Đó là tiếng nói dân tộc và yêu nước. Có thể những người lên tiếng đã biết nắm bắt những mâu thuẫn và tranh đua nhân dịp chuẩn bị Đại hội XI của Đảng, lợi dụng những kẽ hở mà nhóm này hé mở để làm suy yếu nhóm kia, nhưng những kiến nghị và quan tâm của họ là trung thực. Xuất phát từ ngòi bút của giới trí thức, của những nhà cách mạng lão thành hay những nhân vật quen biết khác, tiếng nói ấy thực ra là đòi hỏi dân chủ của nhân dân đã trưởng thành, là khát vọng được thông cảm, thông tin và tham gia. Của cả một tuổi trẻ đang vươn lên, không gì ngăn cản được bước tiến.
Khẩu hiệu không che khuất được hiện thực nghiệm sinh
Đối với đại đa số dân chúng, những diễn từ xào đi nấu lại và những biểu ngữ phất phới trên đường phố xen kẽ với bảng quảng cáo om sòm của các ngân hàng và thương hiệu đã từ lâu trở thành vô nghĩa. Sáng ngày mồng một tháng 11 này, tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi còn trong thấy một băng-rôn quảng cáo xe hơi cao ngạo giăng ngang mặt tiền của Cung Thống Nhất! Đối với nhiều người, những từ ngữ cũ rích, biết rồi khổ lắm nói mãi, đôi khi đã trở thành trò cười vì nó tương phản với hiện thực nhãn tiền. Chế độ mang tên gọi là gì, điều đó không mấy quan trọng: người dân đánh giá chế độ trên thành quả của nó, trên cách hành xử hàng ngày của nó. Họ đánh giá cụ thể, căn cứ vào cuộc sống hiện thực của mình. Người nghèo thì ngày càng khó khăn, hố sâu ngăn cách người nghèo với những người giàu sang cứ giàu sang thêm mãi ngày càng sâu rộng. Nhu cầu thông thoáng về mặt trí tuệ, sáng kiến, sáng tạo ngày càng trở nên bức thiết trong một xã hội dễ thẩm thấu và biến đổi, được mở cửa ra thế giới kinh doanh, nhưng vẫn bị nhốt trong hộp kín đối với thời đại và tiến bộ con người.
Đàn áp không thể xóa bỏ nhu cầu về dân chủ
Chọn lá bài bạo lực và khiếp sợ để đẩy lùi thời hiệu dân chủ chỉ làm tăng cao áp lực, gây thêm đau khổ và củng cố khát vọng thay đổi bằng mọi giá. Kể cả cái giá có lợi cho những nhà độc tài ngụy trang thành đấng cứu tinh. Bắt bớ những người viết blog, dùng tin tặc để phá hoại trang mạng, ép buộc nhà báo làm văn nô cho Đảng, hà hiếp những luật sư đòi hỏi Nhà nước pháp quyền, ngăn cản không cho sinh viên đứng lên phản đối Trung Quốc cưỡng đoạt hải đảo Biển Đông, tất cả những việc ấy không làm ai quên những đất đai đã chiếm dụng phi pháp của nông dân và một số thị dân, những đất đai (đôi khi ở vị trí chiến lược) được cho thuê liền mấy chục năm cho những người hàng xóm cồng kềnh sang sinh sôi lập nghiệp trong khi người dân bản địa thì càng cùng quẫn; những sân golf xây cho người giàu xây trên ruộng đồng của người nghèo; những sinh viên nghèo phải bán thận để có tiền ăn học; hàng ngàn cô gái và phụ nữ nghèo bị mafia đưa ra nước ngoài hay phải bán dâm ở các thành phố dưới sự bảo kê của một số cán bộ tán tận lương tâm; những công dân bình thường bị công an hành hạ, làm tiền hay đánh đập đến chết trong đồn hay ngoài phố; những trẻ em sơ sinh được đem bán ở ngay ngoài cổng bệnh viện; công nghệ bằng giả nội-ngoại phục vụ cho việc bổ sung hồ sơ trong cuộc thi đua “đấu thầu” cán bộ; những người dân đáng thương đi “mót” cà phê, làm mồi ngon cho đàn chó giữ của những chủ trang trại được công an bảo vệ; sự phung phí những tài nguyên quốc gia được rao bán không một chút minh bạch; nạn ô nhiễm, nguồn gốc của những lợi nhuận kếch sù cho những doanh chủ côn đồ thường được nhà cầm quyền bênh vực, và cũng là nguồn cơn những khổ cực vô biên của dân chúng…
Có nhà lãnh đạo nào dám nói thật là mình không hề biết sự thực ấy? Đã ký tên vào hai bản kiến nghị yêu cầu ngừng dự án tai hại khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tôi có thể tiếp tục liệt kê dài dài mà tuyệt nhiên không nói một tí gì sai sự thật. Vâng, xã hội này, đất nước này đang cần ánh sáng, khí trời, đang cần có sự tham gia thực sự của người công dân.
Đàn áp không phải là dấu hiệu của sức mạnh
Cố nhiên xã hội nào cũng có mặt xấu của mình, và các xã hội gọi là dân chủ đúng là có nhiều tự do hình thức nhưng nói chung không có đủ tư cách dạy những bài học cho Việt Nam. Tại những nước ấy, tỉ lệ bần cùng hóa tiếp tục tăng cao theo các cuộc khủng hoảng trong khi những nhà tỉ phú trong giới đại nghiệp chủ và ngân hàng vẫn tiếp tục được vỗ béo. Những vụ tham nhũng được phát hiện ở cấp cao nhất trong bộ máy Nhà nước, trở thành chuyện bình thường. Chính quyền ngày càng vô cảm trước cảnh khốn cùng của những người nghèo khó. Mọi người đều cảm nhận rằng bạo lực tiếp tục dâng cao. Còn xã hội Trung Quốc thì khác nào là mô hình của một chế độ phản dân chủ, không cần bàn tới.
Phải nói rằng Việt Nam phải xây dựng trên những vết thương sâu sắc vẫn chưa lành, những vết thương mà trách nhiệm không phải của Việt Nam. Đó là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp, đúng thế. Sống sát nách một nước khổng lồ tham lam vô độ là vị trí địa lý không dễ xử lý, đúng thế. Nhưng với những người đang muốn dấy lên một làn sóng của chủ nghĩa MacCarthy ở Việt Nam, tôi xin nói như thế này: xin quý vị đừng nã đạn vào cái xe cấp cứu! Quý vị hãy giữ một chút lương thiện, kính trọng và tinh thần trách nhiệm tối thiểu. Quý vị hãy chấm dứt việc chụp mũ, hăm dọa, bắt giam, bôi nhọ danh dự, chà đạp cuộc sống gia đình và đời sống tư của những người đối lập đang chống lại những tiêu cực, những người đã gây ra tiêu cực. Đó là những con người đã có gan bảo vệ đất nước! Các biện pháp đàn áp không phải là dấu hiệu của sức mạnh và quyền uy. Ngược lại, chúng biểu lộ sự sợ hãi. Đó không phải là cái sợ của người dân, nhưng quan sát những hành động thậm vô lý và tàn nhẫn mà nó gây ra, có thể nghĩ rằng cái sợ ấy lớn hơn ta tưởng. Nó đi ngược mọi giải pháp ích nước lợi dân. Như ông Bùi Đức Lại đã viết trên mạng VietnamNet ngày 04.05.2010: “ … thế lực chống đối chỉ có thể "lợi dụng dân chủ" nếu thực sự có mất dân chủ. Kiên quyết đấu tranh khắc phục những biểu hiện mất dân chủ là biện pháp có hiệu quả nhất chống lại việc "lợi dụng dân chủ"”. Và tôi rất đồng ý với kết luận của bài viết: “Rõ ràng, không kiên trì thực hành dân chủ thì không tránh khỏi nhiều tai họa lâu dài.”
Đấu tranh cũng có thể làm nên phép lạ
Để kết thúc bài viết này một cách nhẹ nhàng, và vẫn để hưởng ứng ông Lê Hiếu Đằng khi ông nói tới việc cần thiết phải đấu tranh, tôi xin đưa các bạn trở lại Đại hội hòa bình thế giới năm 1973 tại Moskva. Tại đây, tôi học thêm được một điều là đôi khi đấu tranh có thể làm nên phép lạ: nó có thể biến xe hơi thành ô tô buýt. Tôi xin kể câu chuyện mà tôi chưa hề kể lại cho ai cả.
Với tác phong của một giáo viên cần mẫn, tôi đã chuẩn bị khá kỹ bài tham luận của tôi về tù nhân chính trị của chế độ Sài Gòn. Đặc biệt tôi có trong tay nhiều lá thư, rất cảm động, của tù nhân mà Chính phủ cách mạng lâm thời đã chuyển tới Paris cho tôi. Tôi đã dịch những lá thư đó sang tiếng Pháp, tiếng Anh, và muốn nhờ in rô-nê-ô ra nhiều bản để phân phát cho đại biểu các nước ở Tiểu ban nhân quyền và cho các nhà báo có mặt ở Đại hội. Tôi nhờ trưởng đoàn tôi chuyển yêu cầu này tới ban tổ chức Liên Xô. Lúc đầu không có hồi âm, sau đó là từ chối với lí do: không có xe đi tới nơi có máy in rô-nê-ô. Cũng nên nhắc lại lúc đó các nhà lãnh đạo Liên Xô và Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau. Tại Đại hội, cụm từ “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” cũng bị loại trừ khỏi ngôn ngữ chính thức. Chỉ có đại biểu các nước tư bản mới nói tới đế quốc Mĩ. Tôi có cảm tưởng là sau khi Hiệp định Paris được ký kết, người Liên Xô đã chuyển sang vấn đề khác, bỏ mặc những người bạn tù của tôi trong tình trạng nguy ngập dưới nanh vuốt của chế độ miền Nam Việt Nam đang bước vào giai đoạn tiêu vong. Tôi không muốn bài tham luận báo động về tình hình các bạn tù lại bị giảm tác dụng chỉ vì “lí do tổ chức” như vậy. Tôi bèn yêu cầu trưởng đoàn của tôi chuyển tới ban tổ chức lời nhắn như thế này: “Nếu tôi không in được và không phát được thư tù nhân, nếu sau khi tham luận, không có được một cái bàn và một cái ghế ở cuối phòng để tôi phát những bản in, thì trong thời gian 10 phút tham luận, tôi sẽ dành 5 phút để giải thích cho các đại biểu và cho các nhà báo có mặt ở hội trường là do ban tổ chức Liên Xô của Đại hội viện dẫn lí do không có máy in rô-nê-ô, các bạn không có được những tài liệu khẩn cấp, độc nhất vô nhị”.
Một giờ sau, một cái xe buýt hãm phanh ngoài cửa gian phòng chúng tôi đang dùng bữa trưa, và người phiên dịch vui mừng mời tôi lên xe để đi in “bao nhiêu bản cũng được”. Thế là mặc phong phanh cái áo sơ mi, tôi không cảm thấy cái lạnh của 17° âm. Và khi đến phiên tôi phát biểu, mặc dầu đồng chí Elie Mignot, ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Pháp, trưởng đoàn của chúng tôi đồng thời là người hướng dẫn thảo luận của Tiểu ban, không ngừng lừ mắt nhìn tôi, tôi đã “cướp” của đẳng cấp quan liêu Liên Xô thêm 10 phút, nghĩa là đã nói về tình trạng, về sinh mạng các bạn tù của tôi trong tổng cộng 20 phút, gấp đôi thời lượng quy định.
Đúng thế, tôi đồng ý với ông Lê Hiếu Đằng: dân chủ ít khi được ai ban phát, dân chủ chỉ có qua đấu tranh!
Để kết thúc đóng góp nhỏ bé này vào cuộc thảo luận hiện nay, tôi xin nói rằng, cho đến nay, các đảng cộng sản trên thế giới, ngày nào còn hoạt động trong tình trạng bị đàn áp vẫn luôn luôn thâm nhập quần chúng, bắt rễ trong nhân dân, sẵn sàng tham gia và hy sinh chịu đựng trong các cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhưng đến khi giành được chính quyền rồi, thì chưa có đảng nào đáp ứng lâu bền được kỳ vọng của nhân dân ước mong xây dựng một xã hội tự do và đã đưa đảng lên vị trí lãnh đạo. Ngược lại, kinh nghiệm cho thấy càng nắm độc quyền thì họ càng xa rời gốc rễ, họ tạo ra cho mình một hình ảnh rất tiêu cực, đôi khi kinh hoàng, làm hoen ố lý tưởng của mình. Với quá khứ rực rỡ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có sẽ trở thành một ngoại lệ, phủ nhận cái “quy luật” đáng buồn nói trên? Liệu Đảng có đủ dũng cảm, trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần nhân bản để đổi mới dân chủ? Để lại một hình ảnh thoái hóa suy đồi, hay để lại sự ngưỡng mộ, biết ơn và tự hào, đó là cả vấn đề.

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Đàm phán song phương và khiếu kiện tập thể!

Đàm phán song phương và khiếu kiện tập thể! Vương Hàn Lĩnh, vấn đề Biển Đông
Xem qua bài phỏng vấn của Vietnamnet với TS Vương Hàn Lĩnh về vấn đề Biển Đông mới thấy được cái dã tâm của TQ vì sao không đồng ý vấn đề quốc tế hóa Biển Đông. Đồng thời khăng khăng khẳng định mọi vấn đề tranh chấp Biển đông phải được giải quyết cấp độ song phương. Tức là đối thoại kiểu quốc gia với quốc gia. Đây là hình thức đối thoại giữa chó sói và cừu. Chó sói đây là TQ, nước lớn và cừu là những quốc gia có tranh chấp quyền lợi với TQ, những nước nhỏ.
Việc giải quyết tranh chấp theo kiểu song phương, tức là TQ muốn nhìn vào thực lực từng quốc gia và những đòi hỏi cụ thể từ họ mà sẽ đưa ra các giải pháp hợp lý dựa trên nguyên tắc cây gậy và củ cà rốt. Hay là thay vì bẻ đũa cả bó thì nay bẻ từng chiếc một cho dễ hơn! Bởi về thực tế quyền lợi BĐ không phải quốc gia nào cũng giống như nhau. Có người thì đòi hỏi về phần trăm lãnh thổ nhiều, có người đòi hỏi phần trăm lãnh thổ ít. Từ đó với tìm lực quân sự và tài chính dồi dào, TQ sẽ đưa ra những hứa hẹn về tài trợ, viện trợ với những mức độ khác nhau với mục đích đạt được những yêu sách bẩn thỉu. Hơn nữa đàm phán song phương bao giờ cũng là những thỏa thuận ngầm và bí mật. Rồi tiếp tục luân phiên thỏa thuận ngầm với các nước còn lại theo kiểu cuốn chiếu. Với kiểu đàm phán song phương ma mãnh này, duy chỉ mỗi TQ là biết rõ từng quốc gia có tranh chấp quyền lợi với nó về những đòi hỏi vấn đề cốt tử gì, để tiếp tục nắm thóp từng người. Sau khi thỏa thuận cuốn chiếu song phương chấm dứt thì cũng là lúc TQ tung cả gói bộ quy tắc ứng xử BĐ theo những gì mà TQ đạt được trong quá trình đàm phán với các nước. Lúc này các chiếc đũa đơn lẻ mới ngộ ra từng quốc gia có quá nhiều những lợi ích khác nhau, thậm chí xung đột mâu thuẫn lợi ích khác nhau vì chính những thỏa thuận song phương chết tiệt với TQ. Khi ấy ngư ông đắt lợi vì các nước có cùng quyền lợi với nhau đã không còn chia sẽ với nhau một quan điểm lợi ích!
Từ bài phỏng vấn trên, ta có thể thấy quan điểm cá mập xuyên suốt của TQ là từng bước dọn sạch những trở ngại trong quá trình chinh phục BĐ thành ao nhà của mình. Khi được hỏi việc tranh chấp Tường Sa : “Có một thực tế là tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có song phương mà cả đa phương nữa, chẳng hạn như tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vậy làm sao có thể chỉ chọn cách đàm phán song phương được?”
“Thứ nhất, dù thế nào đi nữa, câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ ít liên quan tới các nước khác.”
Thêm nữa Ts này dẫn việc đàm phán song phương về vịnh Bắc Bộ và hiệp định về đánh cá chung giũa TQ và VN mà tay TS bảo rằng có thể xem như một hình mẫu cho đàm phán song phương thành công tốt đẹp. Thật không thể hiểu nỗi một người có học hàm TS mà lại dốt đến thế. Vịnh Bắc Bộ là vấn đề biên giới nằm hoàn toàn giữa hai quốc gia TQ và VN, chẳng dính dáng với nước nào cả. Nên sẽ chẳng có đòi hỏi đa phương nào ở đây cả.
Rõ ràng với cách trả lời như trên, TQ nghĩ việc đàm phán song phương thành công sẽ là bàn đạp từng bước cô lập hoàn toàn VN.
Xâu chuỗi sự kiện này với việc Nguyễn Tấn Dũng ban hành lệnh cấm công dân khiếu kiện đông người có gì giống nhau, có gì đó buồn cười và ấu trĩ. Thời đại toàn cầu, thế giới phẳng mà anh muốn làm gì theo ý anh liệu có danh chính ngôn thuận hay không? Bắt bớ, hay đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp có phải là giải pháp khôn ngoan của các quốc gia cộng sản hiện đang làm? Khi chính sách và đường lối của anh đụng chạm đến quyền lợi của số đông và tập thể thì chỉ có thể đối thoại với số đông và tập thể đó giải quyết mâu thuẫn. Chứ anh không thể nói tôi chỉ giải quyết với từng cá nhân một!
Nguồn : http://nghianhan.multiply.com

Không thể tự lựa chọn được hàng xóm !!

Học giả TQ đe dọa Việt Nam?

Vietnamnet:-Xin ông cho biết, vì sao phía Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông?
Học giả TQ Vương Hàn Lĩnh : “Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh.”
Phóng viên Tuần Việt Nam trò chuyện với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh) để thấy góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc xung quanh câu chuyện Biển Đông.
Các đồng nghiệp, cả trong lẫn ngoài nước, nói rằng, tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất, họ rất khó tiếp cận với các học giả đến từ Trung Quốc, hoặc, nếu có, thì các vị này chỉ nói rất qua loa về quan điểm phía Trung Quốc.
Phóng viên Tuần Việt Nam đã may mắn có cơ hội tiếp xúc với một học giả từ nước này, Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh), người đã trải qua thời thơ ấu ở một địa phương sát với biên giới Việt Nam, nơi xảy ra sự kiện Tháng Hai năm 1979, bên lề một cuộc hội thảo quốc tế về khai thác chung nguồn năng lượng biển ở châu Á, diễn ra vào thượng tuần tháng 8 năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
(Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh cũng là một diễn giả tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai này, với tham luận nhan đề “Hợp tác quốc tế cùng phát triển nguồn lợi thủy sản“.)
Thông qua những trao đổi với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, Tuần Việt Nam hy vọng cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn của giới nghiên cứu Trung Quốc về những vấn đề gây tranh cãi như đường lưỡi bò, lập trường giải quyết tranh chấp ở Biển Đông…, hay thậm chí cả cách tiếp cận đối với ASEAN của cường quốc phía Bắc này.

GS Ramses Amer (Thụy Điển) trao đổi với TS Vương Hàn Lĩnh bên lề Hội thảo tại TP.HCM.
Không tự lựa chọn hàng xóm được
Xin ông cho biết, vì sao phía Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông?
TS Vương Hàn Lĩnh: Bởi vì cách giải quyết giữa hai bên liên quan, theo cái cách mà hai bên cho rằng công bằng nhất, là giải pháp tốt nhất. Còn sự tham gia của bên thứ ba chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Hơn nữa, nếu bên thứ ba lại tham gia bằng cách dùng vũ lực, hay các biện pháp phi hoà bình, thì ngay cả nếu tranh chấp được giải quyết, anh sẽ gặp rắc rối trong tương lai.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng anh có thể tự lựa chọn cách giải quyết tranh chấp mà anh cho là tốt nhất, có thể phân định được lãnh hải bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là anh không thể tự lựa chọn được hàng xóm. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là hàng xóm, qua biết bao thế hệ và còn tiếp tục với rất nhiều thế hệ nữa.
Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai.
Rõ ràng lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cuộc can qua, tuy rằng cũng có nhiều lúc quan hệ hai nước tốt đẹp…
(Cắt ngang) Đúng vậy. Nhưng những lúc quan hệ xấu không đáng là bao so với những lúc hữu hảo. Hữu hảo vẫn là hướng chủ đạo trong quan hệ. Và chính vì vậy hai nước nên chọn cách đàm phán song phương để vừa giải quyết được tranh chấp, và vừa duy trì được quan hệ hữu hảo.
Đàm phán song phương là tốt nhất, khó quá thì khai thác chung
Có một thực tế là tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có song phương mà cả đa phương nữa, chẳng hạn như tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vậy làm sao có thể chỉ chọn cách đàm phán song phương được?

TS Vương Hàn Lĩnh.
Thứ nhất, dù thế nào đi nữa, câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ ít liên quan tới các nước khác.
Thứ hai, giữa các nước ASEAN cũng có những tranh chấp song phương với nhau mà tự họ không giải quyết được. Chẳng hạn, mới năm ngoái thôi, Philippines đã phản đối mạnh mẽ đối với bản đăng ký chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia.
Đã không tự giải quyết với nhau được, làm sao các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lại có thể cùng nhau đàm phán với Trung Quốc được?
Thế nhưng, ngay cả với giả định các nước ASEAN chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, mặc dù tôi không mấy tin vào điều này, người ta vẫn nói rằng, trên thực tế, trong sự chênh lệch về tương quan lực lượng, nước nhỏ thường bị lép về hơn trong đàm phán song phương với nước lớn, thưa ông?
Nhưng chúng ta có việc phân định Vịnh Bắc Bộ là hình mẫu cho một kết quả công bằng cho cuộc đàm phán giữa một nước nhỏ và một nước lớn. Và cùng với nó là một thoả thuận đánh cá chung.
Thế nhưng, những ngư dân Việt Nam phàn nàn rằng tàu nhỏ của họ thường bị tàu lớn của Trung Quốc chèn ép. Đã đành phía Việt Nam cũng thừa nhận rằng thiếu sự chuẩn bị về phương tiện đánh bắt khi chỉ đăng ký những tàu nhỏ, trong khi Trung Quốc đã chủ động đổi thành tàu lớn, ngay trong quá trình đàm phán.
Như vậy, thoả thuận thì công bằng, nhưng trên thực tế, tàu nhỏ của nước nhỏ vẫn bị lép vế so với tàu lớn của nước lớn. Ông nghĩ sao?
Tôi chỉ biết rằng số lượng tàu cá của Việt Nam nhiều gấp bội so với số tàu cá của Trung Quốc.
Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại 3 không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết. - GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga)
Anh nói ngư dân Việt Nam phàn nàn, tôi cũng nói cho anh rằng ngư dân Trung Quốc cũng phàn nàn rằng họ thiệt thòi. Bởi theo thỏa thuận, phía Trung Quốc phải giảm bớt số tàu đánh cá, và nhiều ngư dân Trung Quốc bị mất việc, phải trông chờ vào trợ cấp của chính phủ.
Nói chung, chuyện tàu nhỏ, tàu lớn, chúng ta không có số liệu bằng chứng nên mọi chuyện chưa rõ ràng.
Nhân nói chuyện ngư dân, xin được hỏi ông về lệnh cấm biển của Trung Quốc. Mặc dù, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần phải cấm đánh cá một khoảng thời gian nào đó để tái tạo nguồn lợi hải sản.
Thế nhưng, đối với vùng chồng lấn về yêu sách chủ quyền, nên chăng Trung Quốc nên ngồi đàm phán với các nước ASEAN liên quan, rồi ra một lệnh cấm chung, như gợi ý của nhiều chuyên gia về biển, thay vì hành động đơn phương như Trung Quốc?
Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (Đường Lưỡi Bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm.
Chỉ có những chỗ liên quan đến thềm lục địa của các nước có liên quan, cũng như ngoài biển khơi, là chưa xác định rõ ràng và được coi là vùng chồng lấn. Cách tốt nhất là đàm phán song phương, còn chỗ nào khó quá thì khai thác chung.
Nhưng nhiều học giả trong và ngoài khu vực cũng cho rằng, bên cạnh thành công của thoả thuận khai thác chung về thuỷ sản ở vùng phân định ranh giới tại Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, hay khai thác chung dầu khí ở Vịnh Thái Lan giữa Thái Lan và Malaysia, cũng có sự thất bại liên quan đến thoả thuận thăm dò địa chấn biển chung (JMSU) giữa ba bên là các công ty dầu khí của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
Còn anh nghĩ thế nào?
Theo thông tin báo chí mà tôi được biết, Quốc hội Philippines đã không phê chuẩn việc tiếp tục thoả thuận này sau ba năm, và nó tự nhiên hết hiệu lực. Quốc Hội Philippines dựa vào luận điểm rằng có sự mờ ám giữa thoả thuận này, khoản ODA khổng lồ mà Trung Quốc cam kết với chính phủ của Tổng thống Arroyo, và những ưu đãi thuế quan liên quan đến hãng truyền thông ZTE của Trung Quốc.
Báo chí nói sai rồi. JMSU thất bại do sự can thiệp của Mỹ, khi họ gây sức ép lên chính phủ của bà Arroyo thông qua phe đối lập. Thoả thuận nào trong khu vực này mà Mỹ chẳng can thiệp.
Không thể thay đổi lịch sử
Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán cả nghìn năm nay nhưng lại không đưa ra được những bằng chứng về việc thực hiện chủ quyền của chính phủ trung ương với các quần đảo này. Trong khi đó, phía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?
Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.
Việt Nam đang chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (thời điểm diễn ra buổi trò chuyện là vào tháng 8/2010 – pv), với biểu tượng lớn nhất là giữ vững nền độc lập, cũng như đấu tranh giành lại nó trong những khoảng thời gian nhất định trong lịch sử.
Tại sao chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên có luật pháp, công ước quốc tế đàng hoàng, mà ông lại sử dụng cách suy luận mang nặng tính hình thức trong quan hệ nước nhỏ với nước lớn ngày xưa như vậy?
Nhưng chúng ta cũng không thể thay đổi lịch sử.
Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hoà ước Pháp – Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này?
(Im lặng).
Vậy để lần sau có dịp, tôi sẽ giới thiệu với ông một số nhà nghiên cứu Việt Nam nắm vững vấn đề này cung cấp thêm tư liệu cho ông, với tư cách một học giả, để có thêm thông tin phục vụ nghiên cứu. Được không ạ?
Rất cám ơn anh.

 

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Nguỵ tạo bằng chứng???? :(

07/11/2010

Bauxite Việt Nam
Vào lúc 19:53, thứ Sáu, 05/11/2010 (GMT+7), VietNamNet đăng bài Tạm giữ ông Cù Huy Hà Vũ trong đó đăng bức ảnh sau đây với chú thích "Ảnh: Cơ quan An ninh Điều tra cung cấp"

clip_image002
Tuy nhiên, vào khoảng 23h ngày 05/11/10 bức ảnh trên được thay bằng bức ảnh sau:clip_image004



clip_image005

Điểm khác biệt quan trọng giữa hai bức ảnh là: nếu ở bức ảnh thứ hai ông Cù Huy Hà Vũ mặc áo tử tế thì ở bức ảnh thứ nhất ông Hà Vũ cởi trần. Người đọc thắc mắc: rõ ràng bức ảnh thứ nhất cho thấy ông Hà Vũ ở trong “tư thế mát mẻ” (cách miêu tả của báo Thanh niên), rất tiện cho cơ quan công an kết tội ông Hà Vũ, tại sao lại được thay bằng một bức ảnh kém “sức thuyết phục” hơn rất nhiều?
Xin các vị copy bức ảnh thứ nhất ra màn hình máy tính, rồi bấm chuột phải lên ảnh, chọn Properties, tiếp theo chọn Details (với ai đang dùng hệ điều hành Win7). Kết quả ta có thông tin sau đây:
Theo báo chí, ông Hà Vũ bị bắt vào rạng sáng ngày 4/11/2010 trong khi rõ ràng bức ảnh được chụp vào ngày 14/02/2010 lúc 7g 27 chiều. Mặt khác, bức ảnh đã được chỉnh sửa bằng chương trình photoshop.
Có lẽ câu trả lời đã rõ: đây là một vụ Trần Khải Thanh Thuỷ thứ hai. Năm ngoái, công an đã cung cấp cho trang mạng Dân Trí một bức ảnh chụp cách đó hơn 4 năm, được chỉnh sửa bằng chương trình photoshop, để nguỵ tạo bằng chứng nhằm kết tội vợ chồng nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ. Sau khi bị cộng đồng bloggers vạch ra sự thật, tấm ảnh kia lặng lẽ bị rút khỏi trang mạng Dân Trí.
Bauxite Việt Nam viết theo phát hiện của bạn đọc.

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

7 phút và 4 công cụ giám sát

Nguyên Lâm
image

áng 1-11-2010, tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đã phát biểu: “Căn cứ hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức cho Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm các thành viên Chính phủ.
Trên cơ sở đó bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan…”. “Ngay sau đây, tôi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) như một kiến nghị chính thức từ đại biểu” – ông Thuyết nói thêm.


Như vậy, chỉ trong một đoạn phát biểu ngắn của đại biểu QH, có thể nhận thấy ba công cụ giám sát của QH và đại biểu QH: một là bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ, hai là thành lập Ủy ban điều tra của Quốc hội, ba là quyền kiến nghị của cá nhân đại biểu QH. Bên cạnh đó, chính phiên thảo luận toàn thể cũng là một công cụ giám sát của QH đối với các cơ quan nhà nước.
Trước hết, các đại biểu QH, mà trong trường hợp này là đại biểu Nguyễn Minh Thuyết và Lê Văn Cuông, đã lên tiếng tại diễn đàn công cộng lớn nhất đất nước về món nợ khổng lồ của Vinashin.
Thứ hai, hai đại biểu QH kiến nghị thành lập ủy ban điều tra. Ủy ban điều tra là hình thức giám sát chính phủ hiệu quả của nghị viện nhiều nước. Nhưng ở Việt Nam, chưa bao giờ Quốc hội thành lập ủy ban như vậy, và cũng chỉ mới có ông Nguyễn Đức Dũng, đại biểu QH khóa XI, từng kiến nghị ủy ban điều tra về thực trạng giáo dục. Có điều trong Luật tổ chức QH mới chỉ quy định chung chung về dạng ủy ban này, nhưng để nó trở thành công cụ giám sát hiệu quả, cần có những quy định cụ thể hơn nhiều về thủ tục thành lập, thẩm quyền, thủ tục hoạt động, tính độc lập…
Thứ ba, đại biểu QH Nguyễn Minh Thuyết “đề nghị Ủy ban Thường vụ QH tổ chức cho QH biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm các thành viên Chính phủ”. Rồi ông tiếp: “Ngay sau đây, tôi trình Ủy ban Thường vụ QH như một kiến nghị chính thức từ đại biểu”. Như vậy, ông sử dụng một quyền rất hiệu năng của đại biểu QH, được sử dụng rất nhiều ở các nước nhưng đại biểu QH Việt Nam lại rất ít sử dụng – quyền kiến nghị.
Nếu ông chỉ đề nghị một cách chung chung tại phiên họp, nó cũng đã gây tiếng vang rồi, vì đây là diễn đàn QH. Nhưng ông Thuyết còn tiến thêm một bước: “kiến nghị chính thức” với tư cách đại biểu QH. Và kiến nghị của đại biểu QH Nguyễn Minh Thuyết đã được đại biểu QH Lê Văn Cuông ủng hộ. Có nghĩa là theo nguyên tắc, ít nhất Ủy ban Thường vụ QH phải họp bàn, quyết định xem có cần tổ chức để QH biểu quyết thành lập ủy ban điều tra hay không.
Thứ tư, đại biểu QH nhắc đến bỏ phiếu tín nhiệm. Đây cũng là công cụ giám sát rất hiệu quả ở nghị viện nhiều nước, mặc dù ít khi được sử dụng, nhờ tính chất răn đe, như thanh bảo kiếm luôn treo lơ lửng, buộc chính phủ hoạt động cẩn trọng hơn. Ở QH Việt Nam, cơ chế này chưa phát huy được tác dụng vì những điều kiện khởi xướng bỏ phiếu quá khó khăn. Nhưng từ phía cá nhân đại biểu QH, đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm lại có sức nặng riêng của nó mà không phải ai cũng biết và dám sử dụng.
Chỉ qua một đoạn phát biểu ngắn trong vòng bảy phút, một đại biểu QH đã sử dụng các công cụ hiện có trong tay để thực thi nhiệm vụ của một đại biểu QH – giám sát hoạt động của Chính phủ để bảo đảm đi đúng quỹ đạo phục vụ lợi ích quốc gia và quyền lợi của cử tri.
Đây đã là kỳ họp áp chót của QH khóa XII. Cơ hội nói tại QH không còn nhiều. Bảy phút cho mỗi lần phát biểu quá ngắn. Nhưng bảy phút cũng nói được rất nhiều để lên tiếng về những chuyện của dân, của nước.
N. L.
Nguồn: Tuoitre

Không nên “cự tuyệt” hình thức khiếu nại đông người

(Dân trí) - Nhiều đại biểu cho rằng, không nên cự tuyệt khiếu nại đông người, bởi dù không chấp nhận thì thực tế vẫn đang tồn tại hình thức khiếu nại này. Do đó, phương án tối ưu là phải “đối mặt” với khiếu nại đông người.
Những vấn đề này đã được đặt ra trong buổi thảo luận tại tổ của các đại biểu Quốc hội về dự án Luật Khiếu nại đông người, sáng 29/10.
Đề cập thực trạng giải quyết khiếu nại hiện nay, đại biểu Dương Hiền (Lạng Sơn) nhận xét : “Các lãnh đạo đi tiếp dân, giải quyết khiếu nại khổ lắm!”. Theo ông Hiền, có những lần lãnh đạo đi giải quyết khiếu nại về mất ăn, mất ngủ, cáu gắt với vợ con. Sở dĩ như vậy vì trong quá trình giải quyết, một số người khiếu nại do không kiềm chế được đã có những ngôn ngữ, hành xử thái quá, thậm chí mắng nhiếc, lăng mạ những người đứng ra giải quyết.
Từng làm Phó Chủ tịch tỉnh “chuyên trách” về giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước, rất chia sẻ với đại biểu Dương Hiền, bởi qua những lần tiếp xúc giải quyết khiếu nại ông không ít lần chứng kiến bà con do bức xúc đã “lạm dụng” ngôn ngữ chửi bới. Thậm chí, thực tế trong giải quyết khiếu nại đã từng có trường hợp xảy ra xung đột, trong khi cơ quan công an ở xa, gọi được đến thì đã muộn.
Từ thực tế trên, ông Ksor Phước đề nghị quy định rõ trong luật về việc đảm bảo trật tự, văn hóa tại nơi tiếp xúc công dân. Thêm nữa, cần quy định cụ thể về địa chỉ tiếp công dân để tránh việc mỗi tỉnh ứng biến theo cách riêng.
Về vấn đề xử lý những người quá khích, đại biểu Dương Hiền đề nghị, trong một số trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo ông Hiền, không thể chấp nhận việc người khiếu nại đến nơi giải quyết khiếu nại chửi mắng tục tĩu, nhảy lên bàn ghế…  
Ông Ksor Phước (phải) đề nghị đưa vào luật vấn đề giải quyết khiếu nại đông người (Ảnh: Việt Hưng)
Chuyển sang vấn đề khiếu nại đông người, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, việc này không còn là cá biệt mà đã diễn ra khắp nơi. Theo ông Ksor Phước dù có không chấp nhận khiếu nại đông người thì thực tế vẫn đang diễn ra như vậy.
“Luật nên đối mặt với khiếu nại đông người. Ta tránh khiếu nại đông người là muốn thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, nhưng nhà nước là vì dân”, ông Ksor Phước phân tích.
Theo ông Ksor Phước cần ghi rõ trong luật, nếu có khiếu nại đông người phải có các bước giải quyết như thế nào. Ông gợi ý, cơ quan giải quyết khiếu nại có thể mời một số người đại diện đến làm việc.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cũng cho rằng “chẳng có lý do gì để cự tuyệt khiếu nại đông người”. Theo ông Thuyết, nếu không thụ lý đơn tập thể về một việc liên quan đến nhiều người, mỗi người sẽ nộp một đơn, việc giải quyết sẽ cồng kềnh, khó khăn. Lấy dẫn chứng từ lá đơn kiến nghị về bô xít với 2.000 chữ ký, nếu không giải quyết, mỗi người làm một đơn sẽ làm công việc của người có trách nhiệm trở nên phức tạp.
Ông Thuyết đề xuất, trong luật nên quy định, khiếu nại từ 10 người trở lên, cần cử người đại diện đứng ra làm việc với cơ quan giải quyết.
Chuyển sang vấn đề tổng thể của dự thảo luật, đại biểu Thuyết cho rằng, những quy định được soạn thảo chỉ giải quyết khiếu nại hành chính, không giải quyết được khiếu nại tổ chức sự nghiệp, khiếu nại doanh nghiệp. Theo ông Thuyết, nếu phải làm thêm các luật để giải quyết các vấn đề này sẽ rất… mệt.
Chưa hết, theo ông Thuyết, các quy định trong dự thảo luật cũng còn lủng củng, không rõ ai đứng ra giải quyết. “Luật phải kỹ hơn, không chung chung như hiện nay”, ông Thuyết đề nghị.
Quay trở lại thực trạng giải quyết khiếu nại hiện nay, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, thực tế đang “vấp” nhiều khó khăn. Rất nhiều trường hợp người khiếu nại không bằng lòng với cách giải quyết đã đứng ra kiện người giải quyết.
Ông Thuyết dẫn chứng, mới đây lãnh đạo Quốc hội giao cho UB Kinh tế của Quốc hội giải quyết một vụ việc, nhưng một Phó Chủ nhiệm của UB này đã bị kiện sau khi giải quyết. Quốc hội tiếp tục giao vụ việc cho một Trưởng ban của Quốc hội và người này lại... bị kiện.

Việt Nam đã từng từ chối khai thác bô xít Tây Nguyên

(Dân trí) - “Việt Nam đã từng từ chối khai thác bô xít Tây Nguyên vì sợ phải trả giá về môi trường. Trên thế giới hiện cũng chưa có biện pháp nào khắc phục được những tai họa từ hóa chất do khai thác bô xít gây ra…”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết.
 >>  Dự án bô xít đang được đẩy nhanh tiến độ…
 >>  "Tôi muốn Quốc hội ra nghị quyết mới về bô xít"
 >>  Về kiến nghị dừng các dự án Bô xít ở Tây Nguyên...
Là môt trong những nhân vật ký kiến nghị gửi tới các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước xung quanh vấn đề khai thác bô xít, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Dân trí. Bà cho biết:
Từ năm ngoái, khi dự án bô xít được đưa ra để chuẩn bị phê chuẩn tôi đã không đồng tình. Chúng ta đang khai thác tài nguyên một cách quá lãng phí. Đây cũng chính là vấn đề đã được các nhà khoa học cả trong nước và trên thế giới khẳng định có ảnh hưởng dữ dội tới môi trường sống.
Khi sự cố bùn đỏ ở Hungary xảy ra, nó lại khiến những người trước đây đã không đồng tình với dự án này dấy thêm mối lo. Năm ngoái, mối lo chỉ dựa trên những cảm nhận những tính toán nghiên cứu, nhưng bây giờ đã có bằng chứng thực tế.
Và năm nay nó có một sự trùng lặp khi dự án đang được triển khai không chỉ là sự cố bùn đỏ mà đồng thời còn xảy ra lũ lụt miền Trung. Nguyên nhân từ tình trạng lũ lụt do thiên tai cũng có nhưng cũng có cả nguyên nhân từ việc khai thác tài nguyên ko hợp lý.
Bà Phạm Chi Lan
Dưới con mắt của một nhà kinh tế, bà đánh giá như thế nào về dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên?
Nhiều người thừa nhận, vào khoảng năm 1976, 1977, sau giải phóng miền Nam, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và muốn tận dụng mọi nguồn vốn có thể để vực dậy nền kinh tế.
Lúc đó, Liên xô cũ và Hungary cũng đã được chúng ta mời vào xem xét khả năng khai thác bô xít Tây Nguyên. Đây là hai nước có nền công nghiệp nhôm phát triển rất mạnh trên thế giới.
Sau khi thăm dò cẩn thận, họ đều đưa ra lời khuyên là không nên khai thác với lý do chính là hiệu quả kinh tế không cao và ảnh hưởng môi trường, trong đó họ có tính đến giá điện. Vì Việt nam không có điện giá thấp như Liên xô dùng thủy điện nên rất khó có thể chế biến được nhôm vì chi phí rất đắt.
Đáng chú ý, họ cũng đã cảnh báo, Tây Nguyên ở vùng cao, nếu bùn đỏ tràn xuống thì không những Tây Nguyên mà hàng loạt khu vực ở vùng trũng thấp bị ảnh hưởng. Bởi vậy, dù kinh tế rất khó khăn nhưng lúc đó ta cũng đã nghe theo họ.
Chính vì thế, tôi cảm thấy tiếc là lúc chúng ta đang cần tiền nhất mà cũng không chấp nhận trả giá cho môi trường, vậy mà khi thuận lợi như hiện nay thì lại “gật đầu”.
Bất kể một người làm kinh tế nào cũng đều cần phải biết là chi phí cơ hội đã cho thấy, nếu cùng một khoản tiền thì cần làm cái gì có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhưng số tiền đã đầu tư 400 triệu USD cho dự án là không phải nhỏ. Và người làm kinh tế thì cũng cần phải tính toán…?
Trong văn thư gửi các lãnh đạo cấp cao nhất Đảng, Nhà nước, chúng tôi cũng chỉ kiến nghị dừng lại để xem xét tất cả các vấn đề, đánh giá một cách cẩn trọng hơn hoặc có thêm những biện pháp cần thiết chứ chúng tôi không bác bỏ dự án đó.
Bởi vậy, khoan hãy nói đã đầu tư 400 triệu USD sẽ thành lãng phí. Cũng không ai muốn số tiền đó trở thành “đống sắt vụn”. Nhưng nếu triển khai dự án mà không tính toán kỹ thì khi rủi ro xảy ra nó sẽ lớn hơn gấp nhiều lần, thậm chí có những không thể tính được bằng tiền.
Mà tôi được biết, với trình độ công nghệ của thế giới thì cho tới thời điểm hiện nay chưa có biện pháp nào có thể khắc phục được những tai họa từ hóa chất có trong chất thải do khai thác bôxit gây ra.
 

Một hồ chứa bùn đỏ ở Ấn Độ từ khai thác bô xít (ảnh: redmud.org)
Bà nghĩ sao khi một lãnh đạo Bộ Công thương cho biết đang đẩy nhanh tiến độ của dự án để tạo ra lợi nhuận cho Tây Nguyên?
Tôi cho là họ nên có những phản ứng tốt hơn là như vậy. Nếu như họ vẫn tin tưởng việc này là hoàn toàn đúng thì hãy công bố rộng rãi cho xã hội một cách cụ thể các con số về chi phí, giá thành, lợi nhuận, rủi ro về thị trường, giá cả biến động, khách hàng mua không nhiều…, đặc biệt là rủi ro về thiên tai thì sẽ chống đỡ như thế nào.
Và tôi nghĩ rằng, những người công bố thông tin đó sẽ phải chịu trách nhiệm với lời nói của chính mình trước lịch sử và sự sinh tồn của các thế hệ sau này.
Tôi biết là Bộ Công Thương cũng đã giao cho TKV phải xem xét lại và TKV cũng nói là sẽ cử đoàn đi Hungary để khảo sát nhưng tất cả đều đang trong quá trình chuẩn bị. Bởi vậy, lời tuyên bố của như trên rất dễ khiến dư luận hiểu theo nghĩa không tích cực…
Tôi rất mong một lần nữa các cơ quan ban ngành và Chính phủ bình tĩnh xem xét lại. Nếu thấy có gì đó chưa thực chắc chắn thì đây cũng chính là cơ hội tốt để chúng ta dừng lại bởi đã có được một sự đồng cảm lớn trong người dân, các nhà tri thức.
Như khảo sát của Dân trí, có tới 93% đồng tình với kiến nghị dừng và chỉ có 6% đồng tình với ý kiến của Bộ TNMT mà thôi!
Xin cảm ơn bà!
Lan Hương

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Và con tim đã vui trở lại.....

01-11-2010


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết xứng đáng là đại biểu đại diện cho người dân Việt Nam. Chúng tôi kính trọng và ngưỡng mộ ông. Xin được bày tỏ lòng khâm phục và chân thành cảm ơn GS đã thay mặt nhân dân nói ra được những mong muốn, nguyện vọng cũng như những bức xúc của toàn dân. Đất nước VN vẫn còn rất nhiều người có tâm, có trí và có tài như GS. Hãy để những con người như thế lãnh đạo, dẫn dắt đưa nước VN đi đến phồn vinh, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như Bác Hồ đã nói!



PHÁT BIỂU VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

TẠI QUỐC HỘI SÁNG NGÀY 1 - 11 - 2010

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________
Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2010

Kính gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tôi là Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội khoá XII, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, xin gửi đến các vị Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lời chào trân trọng, kính đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét kiến nghị trình bày dưới đây.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2010 này, nước ta đã đạt 16/21 chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra. Cũng như đông đảo người dân, tôi rất hân hoan trước tin vui này và hết sức trân trọng những kết quả đã đạt được.

Tuy nhiên, tôi cũng vô cùng lo lắng trước những khuyết điểm nghiêm trọng trong điều hành nền kinh tế mà báo cáo của Chính phủ phân tích chưa sâu, chưa đủ cụ thể và nghiêm khắc.

Trong khuôn khổ kiến nghị này, tôi chỉ tập trung nói về vụ Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) sụp đổ, trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1000 tỷ đồng / năm phải làm quần quật, không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi. Sai phạm trong chỉ đạo, điều hành thì đã rõ. Nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là: “Ngoài lãnh đạo Vinashin, còn những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này?”.

Báo cáo của Chính phủ cho biết “Chính phủ có trách nhiệm” và “đã nghiêm túc kiểm điểm”. Nhưng cụ thể như thế nào? Theo tôi hiểu, trong trường hợp này, các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội, cơ quan đại diện nhân dân cả nước bầu ra mình; không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm.

Vụ việc này nhắc tôi nhớ đến vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm. Vì nuông chiều, luôn áp dụng những “siêu cơ chế” cho công ty của Lã Thị Kim Oanh, dẫn đến thất thoát trên 100 tỷ đồng mà một vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức và hai vị Thứ trưởng phải ra trước vành móng ngựa.

Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ 1000 lần. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm nay, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định "có dấu hiệu bao che cho những sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản nhà nước". Nhưng ai bao che, bao che thế nào, vì nguyên nhân gì, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm thế nào thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện kết luận. Thế mà Quốc hội không làm rõ được điều này thì không hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, trước dân.

Vì vậy, căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này, trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp, bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan.

Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của Uỷ ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra.

Thưa các vị Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,

Nói những điều trên, tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn. Nhưng chúng ta có xử lý nghiêm vụ việc này thì mới thể hiện được sự công minh của pháp luật, hạn chế được những dự án làm ăn phá của, bốc trời, đưa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước vào quỹ đạo lành mạnh, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững và lấy lại được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.

Trân trọng đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương xem xét và cho biểu quyết về kiến nghị của tôi.

Xin cảm ơn.

Đại biểu Quốc hội
Nguyễn Minh Thuyết